Sắn dây là 01 loại củ được dùng trong Đông y, là 01 trong những loại thuốc cổ được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc đầu tiên của Ðông y học.
Củ Sắn Dây gọi là cát căn.
Bột Sắn Dây gọi là Cát Phấn.
Hoa Sắn Dây gọi là Cát Hoa.0372981173-0565594630-02877799908-0941130899-0902327440-0766257066-02499997886-02877788016-
1. Tên gọi:
Cát căn còn có tên gọi khác là Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát.Cát ăn có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth, tên dược là Radix Puerariae, thuộc họ Cánh bướm/ Đậu (danh pháp khoa học là Fabaceae).
2. Đặc điểm của sắn dây:
Cát căn là một vị thuốc Nam quý cây ở dạng dây leo.
Rễ phát triển thành củ to, mập mạp, chắc, nạc và có nhiều bột.
Thân và cành hơi có lông, lá dạng kép gồm 3 lá chét, phiến lá hình trứng, mép lá nguyên có chiều rộng 5 – 12cm và dài 7 – 15cm, mọc so le với nhau.
Lá chét ở giữa và lớn hơn 2 lá còn lại, cuống dài 1,4 – 1,6cm, lá kèm hình mác nhọn.
Hoa của cây cát căn mọc thành chùm dài 14 – 30cm, có màu xanh tím hoặc xanh lơ, có mùi thơm.
Hoa của cây cát căn mọc thành chùm dài 14 – 30cm, có màu xanh tím hoặc xanh lơ, có mùi thơm.
Quả dạng đậu dài khoảng 8cm, giữa các hạt vỏ thường thắt lại, vỏ quả được phủ lớp lông màu vàng nâu.
Cây ra hoa vào tháng 9 – 10 hàng năm, sai quả vào tháng 11 – 12.
3. Bộ phận dùng
Rễ củ và hoa.
4. Thành phần hóa học
Arachidic acid, Puerarin – Xyloside, Puerarin, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, 7-Diglucoside, 4-Methoxypuerarin, Genistein, Formononetin...5. Phân bố sắn dây trên thế giới
Cát căn vốn có nguồn gốc hoang dại, thường mọc ở ven rừng hoặc theo hành lang ven suối ở độ cao đến 2000m (vậy là cây này do mấy người miền núi cao phát hiện ra).Cây có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Malaysia...
Sắn dây còn được nhập sang vùng Nam Hoa Kỳ và một số nước ở Nam châu Mỹ.
Hiện nay, cát căn đã trở thành cây trồng phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và hầu hết các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, Cát căn cũng được trồng ở các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng.
Hiện nay, cát căn đã trở thành cây trồng phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và hầu hết các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, Cát căn cũng được trồng ở các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng.
Cây ưa sáng, có thể sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất và ở các vùng khí hậu khác nhau
Cát căn có vị ngọt, cay, tính bình và không độc, nước cốt rễ dùng sống thì có tính hàn. Cát căn quy vào kinh Bàng quang, Tỳ, Vị và Phế.
Dược liệu có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc, sinh tân dịch, thấu chẩn, thoái nhiệt, chỉ khát, chỉ tả, giải co giật, giải độc rượu, giải cơ và thăng đề Vị khí. Dùng để chủ trị sỏi thời kỳ đầu, tiêu chảy, chứng biểu nhiệt, đau trước trán, gáy đau vai cứng, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng...
- Chữa vùng ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước: Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn ngày 2 lần.
- Chữa cảm nắng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe:
Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao) 12g; giã giập, sắc nước uống trong ngày).
- Chữa ngộ độc thức ăn nhẹ: Dùng củ sắn dây tươi, ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống 3-5 ngày.
- Chữa say rượu: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần.
- Bột rắc chống ngứa ở những chỗ mồ hôi ẩm ướt: Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.
- Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu:
6. Tác dụng của sắn dây
a. Đông Y
Cát căn có vị ngọt, cay, tính bình và không độc, nước cốt rễ dùng sống thì có tính hàn. Cát căn quy vào kinh Bàng quang, Tỳ, Vị và Phế.
Dược liệu có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc, sinh tân dịch, thấu chẩn, thoái nhiệt, chỉ khát, chỉ tả, giải co giật, giải độc rượu, giải cơ và thăng đề Vị khí. Dùng để chủ trị sỏi thời kỳ đầu, tiêu chảy, chứng biểu nhiệt, đau trước trán, gáy đau vai cứng, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng...
b. Y học hiện đại
- Thực nghiệm trên động vật nhận biết được nước sắc của dược liệu có tác dụng giải nhiệt mạnh.
- Thực nghiệm ở chuột cho thấy, thành phần Daidzein trong dược liệu có thể làm giãn cơ ruột, cơ chế hoạt động tương tự như Spasmaverine.
- Cát căn giúp làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành và não (nói cách khác là Hạ Huyết Áp - Áp Suất Máu???) ở những người bị xơ vữa động mạch.
- Nước sắc dược liệu có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh huyết áp cao (58%) và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh (33%).
- Dùng phối hợp nước sắc dược liệu kèm theo với vitamin B có thể hỗ trợ điều trị tình trạng bị điếc đột ngột.
- Dược liệu còn có tác dụng tiêu viêm, giãn co thắt cơ, thu liễm.
7. Cách dùng sắn dây:
Dạng sắc và ép lấy nước là chủ yếu với liều lượng mỗi ngày dùng từ 4 – 40g.8. 01 số bài thuốc từ sắn dây:
- Chữa cảm mạo, phát sốt, sợ gió, không ra mồ hôi, dùng Cát căn thang: Cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày .- Chữa vùng ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước: Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn ngày 2 lần.
- Chữa cảm nắng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe:
Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao) 12g; giã giập, sắc nước uống trong ngày).
- Chữa ngộ độc thức ăn nhẹ: Dùng củ sắn dây tươi, ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống 3-5 ngày.
- Chữa say rượu: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần.
- Bột rắc chống ngứa ở những chỗ mồ hôi ẩm ướt: Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.
- Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu:
Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ (nếp) 50 g.
Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
p/S:
Bài thuốc cuối cùng theo mình rất đáng tham khảo (vì dành cho trẻ nhỏ => người lớn dùng chắc là an toàn).
Tuy nhiên gừng-mật ong sẽ rất nóng nên cho vào 01 lượng rất nhỏ để có mùi thôi.
Những người đang có các bệnh liên quan về nhiệt nên cân nhắc dùng gừng-mật ong hay không.
Thêm cái nữa là sắn dây nên uống vào buổi trưa chiều nắng nóng, sau khi ăn có lẽ an toàn hơn, do đây là vị thuốc có tính hàn (lạnh) và có tác dụng hạ huyết áp.
thêm cái video clip về bột sắn dây:
Video clip về bột sắn dây của Vinmec:
Xem thêm tư liệu từ báo Sức Khỏe và Đời Sống:
https://suckhoedoisong.vn/cat-can-thuoc-vi-thuoc-bo-16947607.htm
tư liệu từ bênh viện Vimec:
https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/cat-can-co-tac-dung-gi-cho-suc-khoe/
Nhận xét
Đăng nhận xét